Chi tiết cách cúng chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà

Trong văn hóa phương Đông, bàn thờ tổ tiên và các vị thần linh được xem là chốn linh thiêng, quan trọng. Khi gia chủ muốn chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà cần phải thực hiện đúng lễ nghi, thủ tục đầy đủ. Chính vì thế, ngay sau đây sẽ chia sẻ đến gia chủ cách thức cúng bái khi dịch chuyển bàn thờ để đảm bảo chuẩn phong thủy, tâm linh.

Khi nào thì cần phải chuyển vị trí bàn thờ

Từ xa xưa, người dân Việt đã quan niệm rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì thế, bàn thờ vốn dĩ là nơi trang nghiêm, thanh tịnh, linh thiêng, cần phải được giữ cố định trong nhà. Bởi lẽ, nếu xê dịch bàn thờ quá nhiều có thể gây tội lỗi, ảnh hưởng đến bề trên làm gia đình xảy ra biến cố, bất hòa và mất đi tài lộc. 

Xác định trường hợp khi nào cần phải chuyển vị trí bàn thờ trong gia đình
Xác định trường hợp khi nào cần phải chuyển vị trí bàn thờ trong gia đình

Việc chuyển bàn thờ sang vị trí khác không phải là chuyện không bao giờ xảy ra. Bạn hoàn toàn có thể di chuyển bàn thờ từ vị trí này sang vị trí khác khi thực sự cần thiết. Cụ thể, thời điểm ấy là khi vị trí đặt bàn thờ cũ không hợp với phong thủy, không hợp với gia chủ. Một khi thay đổi, sinh khí sẽ được hội tụ, mang đến những điềm lành, điềm may và tài lộc, sức khỏe cho gia đình. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể di dời bàn thờ khi muốn mở rộng không gian hay tiến hành thay đổi cấu trúc ngôi nhà. Hoặc đơn giản là bạn cần chuyển bàn thờ từ cao xuống thấp, từ tầng 2 xuống tầng 1, từ tầng 1 lên tầng 2 để hợp phong thủy thờ cúng. Đây là trường hợp bất khả kháng nên ông bà, tổ tiên hoàn toàn có thể chấp thuận cho gia chủ thay đổi vị trí bàn thờ. 

>>> Có thể bạn cũng quan tâm: Tổng hợp các lăng mộ đá thẩm mỹ, cao cấp.

Hướng dẫn các bước làm lễ cúng xin dịch chuyển vị trí bàn thờ

Nhìn chung nghi thức cúng bái chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà không quá phức tạp hay khó khăn. Theo tiêu chuẩn gia chủ chỉ cần chuẩn bị lễ vật đầy đủ và văn khấn theo phong thủy là được. Chi tiết như sau:

Tìm hiểu chi tiết nghi thức cúng bái khi di chuyển bàn thờ từ sang vị trí khác
Tìm hiểu chi tiết nghi thức cúng bái khi di chuyển bàn thờ từ sang vị trí khác

Lễ vật gồm những gì?

Lễ vật cần dùng không cần thiết phải xa hoa, hào nhoáng. Gia chủ chỉ cần chuẩn bị theo lòng thành cũng như tài chính của gia đình là được. Hơn nữa, tùy vào đặc trưng phong tục tập quán vùng miền mà lễ vật sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, trong đó lễ vật cần thiết nhất định phải có gồm:

  • Lễ mặn:
  • 1 con gà trống tơ luộc
  • 1 đĩa xôi trắng đỗ xanh
  • 1 chai rượu trắng
  • 3 chén nhỏ
  • Trái cây: một dĩa nên chọn 5 loại quả khác nhau (gọi là mâm ngũ quả). Ví dụ như chuối, táo, cam, bưởi, thanh long. 
  • Hoa tươi: Gia chủ nên chuẩn bị hoa cúc hoặc hoa hồng với số lượng từ 5, 7 hoặc 9 bông. 
  • Lễ tiền vàng:
  • 3 lễ tiền
  • 15 lễ vàng
  • Hương
  • Trầu 3 lá
  • Cau 3 quả
  • 1 chén nước sạch
  • 1 ngựa đỏ (có đầy đủ đai yên)
  • Ngựa vàng 1 con (có đầy đủ đai yên)

Văn khấn chuyển bàn thờ

Người thực hiện nghi lễ phải là người trong nhà, thông thường sẽ là người đàn ông trụ cột của gia đình. Nếu gia đình không có đàn ông có thể chọn người phụ nữ trụ cột trong gia đình. Trước khi tiến hành làm lễ, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, chỉnh chu quần áo, nghiêm túc, kính cẩn bày biện đồ lễ. Đồng thời, gia chủ thắp hương lạy 3 lạy và tiến hành đọc văn khấn xin di chuyển bàn thờ. 

Văn khấn di chuyển bàn thờ trong nhà khá ngắn gọn và đơn giản. Nội dung văn khấn có sự tương đồng với văn khấn chuyển bàn thờ sang nhà mới. Tuy nhiên, điểm khác nhau ở lời thỉnh cầu, loại bàn thờ và vị trí cũ – mới. Bạn có thể tham khảo bài văn khấn như sau:

Văn khấn xin di chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà
Văn khấn xin di chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà

Văn khấn tạ lễ

Sau khi tiến hành đọc văn khấn và thỉnh xin thần linh, gia tiên, gia chủ cúi mình vái lạy. Đợi khi hương gần cháy hết khoảng 2/3 tuần hương rồi tiến hành lễ tạ, hóa vàng. Gia chủ lấy tiền vàng đặt trên bàn thờ để lót dưới rồi bê nguyên qua vị trí thích hợp đã được tính toán từ trước mà không cần bốc lại bát hương gia tiên, ông công, thần tài,…

Một khi dời bàn thờ xong thì gia chủ hóa toàn bộ số tiền vàng. Sau đó, gia chủ lấy địa chỉ tiến hành rắc vào tro hóa tiền và bày lễ rồi thắp thuần hương, rót rượu. Hương cháy được ¼ thì gia chủ đọc văn khấn tạ lễ. Văn khấn gồm các nội dung cơ bản như sau:

Chi tiết văn khấn tạ lễ sau khi di chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà
Chi tiết văn khấn tạ lễ sau khi di chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà

Sau khi lễ xong, gia chủ đợi hết tuần nhang là có thể dọn lễ cúng và hoàn tất thủ tục chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà. 

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách lau dọn bàn thờ sạch sẽ đón Tết

Một số lưu ý và điều kiêng kỵ khi di chuyển vị trí bàn thờ

Khi thực hiện nghi thức chuyển bản thờ thì gia chủ cần lưu ý và kiêng kỵ một số vấn đề sau để quá trình có thể diễn ra thuận lợi

Bỏ túi ngay những lưu ý và điều kiêng kỵ khi chuyển bàn thờ sang vị trí khác
Bỏ túi ngay những lưu ý và điều kiêng kỵ khi chuyển bàn thờ sang vị trí khác

Chọn ngày giờ khi muốn di chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà

Muốn di chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà trước hết gia chủ cần chọn được ngày lành, tháng tốt để thực hiện nghi thức. Theo quan niệm của người Việt, chọn được ngày đẹp sẽ giúp cho mọi chuyện, mọi việc được thuận lợi, hanh thông, mang đến may mắn cho gia chủ. Ngược lại, nếu chọn phải ngày xấu, đại kỵ có thể dẫn đến những điềm xui, họa, hại cho gia chủ và các thành viên gia đình. 

Tốt nhất, gia chủ nên thăm hỏi các bậc thầy bói, thầy phong thủy để lựa chọn được ngày giờ phù hợp. Ngoài ra, khi thực hiện gia chủ cũng cần chú ý thêm một số vấn đề sau:

  • Gia chủ nên chọn ngày chuyển bàn thờ hợp với bản mệnh của mình
  • Nên chọn vào các ngày Hoàng Đạo để mang đến đại cát, đại lợi
  • Không nên di chuyển bàn thờ vào các năm mà gia chủ đang mắc nạn Tam Tai
  • Không chuyển vị trí bàn thờ vào các ngày âm lịch trong tháng như 3, 5, 7, 15 và 23.

Không nên xê dịch các vật phẩm thờ cúng trên bàn

Khi di chuyển bàn thờ từ vị trí cũ đến vị trí mới gia chủ cần tránh làm lay động hoặc xe dịch các vật phẩm thờ cúng đặt trên bàn. Trong trường hợp, bàn thờ cần di chuyển lên/xuống tầng thì gia chủ nên để riêng các vật phẩm thờ cúng tránh đổ vỡ làm mất đi may mắn. Tốt nhất, gia chủ nên để hương cháy hết rồi mới tiến hành di chuyển bát hương sang vị trí khác. Sau khi chuyển bàn thờ đến vị trí mới gia chủ mới thắp hương mới. 

Cẩn thận khi chọn lễ vật

Lễ vật cúng chuyển bàn thờ từ vị trí này sang vị trí khác trong cần chú ý chọn đồ tươi ngon. Lễ mặn cần làm sạch sẽ, nấu chín thơm ngon. Đặc biệt, gia chủ khi mua đồ lễ vật tuyệt đối không được mặc cả. Đây là điều cấm kỵ mà mọi người cần biết vì quan trọng nhất vẫn là lòng thành kính của gia chủ. 

Xin khất trước khi chuyển bàn thờ

Theo quan niệm trong phong thủy, việc xin khất trước khi chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà rất quan trọng. Việc làm này như một lời cầu xin sự đồng ý của ông bà tổ tiên. Nếu ông bà tổ tiên chấp thuận, cho phép chuyển bàn thờ thì khi đó gia chủ mới có thể di dời bàn thờ sang vị trí khác. 

Ngược lại, khi gia chủ xin quẻ để dời bàn thờ nhưng quẻ hiển thị không đồng ý thì tuyệt đối không tự ý dời bàn thờ sang vị trí khác. Đây là một trong những lưu ý và cũng là điều kiêng kỵ mà gia chủ cần phải biết để tuân thủ cho đúng nhằm tránh hậu họa về sau.

Cần phải xin khất, xin quẻ trước khi chuyển bàn thờ

Vị trí đặt bàn thờ mới

Khi thực hiện nghi thức chuyển bàn thờ sang vị trí khác thì gia chủ cần đặc biệt quan tâm đến vị trí mới để đặt bàn thờ. Cụ thể:

  • Tuyệt đối không được đặt bàn thờ ở các vị trí đối diện với vị trí cửa ra vào hay đối diện cửa chính, cửa phòng ngủ. Ngoài ra, các vị trí đối diện cửa nhà bếp, nhà vệ sinh cũng nghiêm cấm lựa chọn đặt bàn thờ.
  • Vị trí bàn thờ mới không được đặt ở dưới xà ngang hay ngược hướng với cửa nhà.
  • Vị trí bàn thờ mới không được đặt gần phòng bếp, nhà vệ sinh.
  • Vị trí mới để đặt bàn thờ không nên chọn vị trí nơi lối đi, có nhiều người qua lại.
  • Kiêng kỵ các vị trí đặt bàn thờ trên tầng thượng có mái tôn, có cửa kính hay tường kình.
  • …..

Không gian đặt bàn thờ mới

Khi chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà gia chủ cần đặc biệt lưu ý đến không gian lựa chọn đặt bàn thờ. Trong đó, những điều cần kiêng kỵ trong không gian đặt bàn thờ gồm có:

  • Không gian đặt bàn thờ phải ấm cúng, trang nhã. Ánh sáng của đèn trong phòng thờ không được quá gắt hay quá sáng mà phải dịu nhẹ tạo cảm giác dễ chịu khi sử dụng không gian thờ.
  • Nếu không gian đặt bàn thờ có cửa sổ thì nên đặt ở vị trí tránh xa ánh sáng và gió trời rọi trực tiếp vào bàn thờ.
  • Không gian đặt bàn thờ không được để đồ lộn xộn, bừa bộn.
  • Khi đặt bàn thờ không nên đặt các đồ vật có điện ở bên phải của bàn thờ. Bởi vì, vị trí này sẽ phạm vào sát khí của Bạch Hổ nên dễ mang lại những điều không may, xui xẻo cho gia chủ.

Như vậy, bài viết trên đây vừa chia sẻ đầy đủ và chi tiết nhất về cách thức cúng bái chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà. Hy vọng, bài viết sẽ giúp gia chủ bỏ túi được nhiều kiến thức hay để biết cách chuyển bàn thờ một cách thuận lợi nhất.

>>> Xem thêm bài viết tương tự: Tổng hợp các lời chia buồn trong đám tang ý nghĩa nhất