Thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa truyền thống của người Việt. Hiện nay, tại các gia đình, bên cạnh việc bố trí bàn thờ gia tiên thì thường có thêm bàn thờ riêng để thờ Phật. Trong không gian thờ cúng của gia đình, ngoài hoa quả, lễ vật thì các món đồ thờ cúng truyền thống là không thể thiếu để thể hiện chỉn chu, chu đáo và qua đó bày tỏ lòng tôn kính của người thờ cúng. Vậy một bộ đồ thờ cúng gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
Các món đồ trong bộ đồ thờ cúng
Bộ đồ thờ cúng cho bàn thờ gia tiên
Thực hiện thờ cúng gia tiên là một tập tục văn hóa lâu đời của người Việt, thể hiện lòng biết ơn và tôn kính đối với tổ tiên. Vị trí của bàn thờ gia tiên thường thấp hơn so với bàn thờ Phật. Các món đồ thờ cần có cho bàn thờ gia tiên gồm:
- Bát hương
- Ống cắm hương
- Bộ bát cúng cơm
- Bộ ấm chén cúng nhỏ
- Lọ cắm hoa
- Bộ đũa thờ
- Mâm bồng (đĩa đựng hoa quả)
- Nậm đựng rượu
- Kỷ chén
- Đèn thờ
- Chóe cúng
- Đèn lưỡng nghi (chân nến)
Bộ đồ thờ cúng cho bàn thờ Phật
Đối với bàn thờ phật, bộ đồ cúng đầy đủ gồm:
- Bát hương
- Lọ lộc bình
- Ngai nước thờ
- Mâm bồng
- Chóe
- Ống cắm hương
Bộ đồ thờ cho bàn thờ thần tài
Bàn thờ thần tài thường có diện tích nhỏ hơn so với bàn thờ thông thường nên tùy theo kích thước mà gia chủ có thể bày biện ít vật phẩm hơn. Các món đồ thờ cơ bản cho bàn thờ thần tài gồm:
- Bát nhang
- Đèn thờ
- Kỷ chén thờ (thường sử dụng kỷ 3 chén)
- Mâm bồng
- Cóc ngậm tiền (được đặt bên cạnh bàn thờ)
- Nậm rượu
- Lọ hoa
- Ống hương
>>> Đọc thêm: Tổng hợp các hình ảnh lăng mộ đá đẹp được nhiều người ưa chuộng.
Hướng dẫn cách bố trí đồ thờ chuẩn tâm linh, phong thủy
Đối với bàn thờ gia tiên
Việc sắp xếp các món đồ thờ trên bàn thờ gia tiên theo phong thủy là một phần quan trọng trong việc thực hiện lễ thờ cúng. Theo nguyên tắc ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, việc bài trí được thực hiện như sau:
- Kim – Giá nến, vàng: Giá nến đặt ở bên bàn thờ phía ngoài hai bên. Đặt cây vàng khối ở phía bên bàn thờ, nếu có hai cây, đặt cây bên trái cao hơn bên phải.
- Mộc – Bàn thờ, ngai, bài vị: Bài trí bàn thờ, ngai và bài vị ở trung tâm bàn thờ, ảnh thờ sau bát hương.
- Thủy – Khay đựng chén nước thờ, lọ lục bình cắm hoa: Lọ lộc bình đặt ở bên trái, theo hướng Đông, khay chén nước thờ đặt trước mâm bồng.
- Hỏa – Đèn dầu, nến thờ, nhang: Đặt các đèn dầu, nến thờ và nhang ở vị trí tạo ra nguồn ánh sáng ấm áp, mang đến sự tịnh tâm và thăng hoa tinh thần.
- Thổ – Bát hương, lọ hương: Đặt bát hương ở trung tâm bàn thờ, hơi lùi về phía sau. Đặt lọ hương ở bên phải bàn thờ.
Đối với bàn thờ Phật
Bàn thờ Phật linh thiêng thường đặt ở vị trí cao nhất trong nhà. Dưới đây là cách bài trí đồ thờ trên bàn thờ Phật chuẩn phong thủy:
- Đặt bát hương tại trung tâm bàn thờ và hơi lùi vào phía trong, tượng trưng cho sự kính trọng và tương tác với Phật.
- Đặt ảnh của vị Phật được thờ sau bát hương. (Chú ý: không nên đặt tượng Phật, mà thường chỉ thờ bức tranh hoặc hình ảnh của Phật, vì tượng Phật thường chỉ thích hợp trong chùa và thờ bởi các thầy, sư)
- Đặt lọ lục bình nhỏ cắm hoa ở phía Đông.
- Đặt mâm bồng giữa bàn thờ và hơi lùi phía ngoài
- Đặt khay đựng chén nước trước mâm bồng, thể hiện sự tôn kính và sẵn sàng đón nhận ân huệ từ Phật.
- Đặt lư đựng hương và giá đèn nến bên cạnh bát hương, phía đối diện lọ lục bình.
Đối với bàn thờ thần tài
Bàn thờ Thần Tài – Ông Địa thường được đặt dưới mặt đất, ở một góc trong nhà sạch sẽ và thoáng đãng, hướng ra cửa lớn để thu hút tài lộc cho gia chủ. Theo phong tục thờ cúng, việc bài trí đồ thờ trên bàn thờ Thần Tài theo nguyên tắc như sau:
- Bài vị được đặt ở bên trong cùng của bàn thờ.
- Bát hương thờ Thần Tài đặt ở vị trí chính giữa bàn thờ, phía trước bài vị.
- Bộ chén nước thường đặt trước bát hương.
- Khi đứng trước bàn thờ và hướng mắt vào, ông thần Tài nên đặt bên trái, thần Phát ở giữa, và tượng ông Địa được đặt bên phải.
- Ba chén gạo, muối và nước đặt ở giữa Thần Tài và Thổ Địa.
- Cóc ngậm tiền thường đặt bên trái bàn thờ Thần Tài, khi nhìn từ phía trước vào, tương ứng với phía trước của ông Thần Tài.
- Lọ hoa đặt bên phải, đĩa đựng hoa quả nên đặt bên trái.
>> Tham khảo thêm các kinh nghiệm khác: Tìm hiểu chi tiết về ngày tam chiêu, lễ cúng 3 ngày, mở cửa mả
Ý nghĩa của các món đồ trong bộ đồ thờ cúng
- Bát hương: Là bàn thờ gia tiên hay bàn thờ thần tài, bàn thờ phật đều cần có bát hương. Đây được xem là vật linh thiêng và quan trọng nhất trên bàn thờ. Bát hương chính là nơi tổ tiên, thần thánh giáng ngự vào dịp tết hoặc vào dịp cúng lễ. Thông qua nén nhang thắp ở bát hương, con cháu sẽ thể hiện lòng thành kính của mình đồng thời gửi gắm ước đến ông bà tổ tiên.
- Đèn dầu: Được xem là vật giữ lửa giúp bàn thờ trở nên ấm cúng và linh thiêng hơn. Người ta thường đặt hai đèn dầu ở hai bên bàn thờ tượng trưng cho âm và dương. Nếu âm dương hòa hợp thì cuộc sống sẽ êm ấm, vạn sự thông hành.
- Đài thờ, chóe thờ: Thông thường trên bàn thờ sẽ có 3 đài thờ để đựng rượu, đựng muối, đựng gạo. Ý nghĩa của nó là thể hiện mong muốn cuộc sống no đủ, sung túc, hạnh phúc.
- Kỷ thờ, chén thờ: Món đồ thờ cúng này được dùng để đựng nước với mong muốn cuộc sống gia đình luôn bền lâu, vững chắc.
- Lọ hoa: Dùng để cắm hoa giúp không gian bàn thờ mát mẻ, thanh tịnh.
- Mâm bồng: Công dụng chính là để bày ngũ quả thờ cúng, thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, các chư vị thần thánh.
- Ống đựng hương: Giúp bàn thờ gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.
- Lư hương hoặc đỉnh thờ: Đỉnh thờ dùng để đốt hương vào dịp lễ tết. Hương trầm khi đốt lên sẽ giúp xua tan cảm giác mệt mỏi, căng thẳng. Thắp nén hương là để thể hiện lòng thành kính với những người đã khuất. Trong quan điểm phong thuỷ của người Á Đông, đốt trầm sẽ giúp xua đuổi mọi luồng khí xấu.
- Bộ bát cơm, đũa thờ: Thể hiện mong muốn cuộc sống no đủ, gia đình gắn kết yêu thương.
- Đôi đỉnh hạc: Hạc vốn là loài chim thuần khiết, thanh tao, trí tuệ. Đặt đôi đỉnh hạc trên bàn thờ, phía sau mâm bồng, lọ hoạ giúp không gian thờ cúng trở nên sang trọng, ấm cúng, sạch sẽ.
Trên đây đã cung cấp giải đáp về bộ đồ thờ cúng gồm những gì cho bạn đọc cùng với đó là các thông tin tham khảo về cách sắp xếp, bài trí sao cho hợp phong thủy, tâm linh. Hi vọng nội dung đã thực sự hữu ích đối với bạn.
>>> Đọc thêm bài viết liên quan: Tham khảo các loại cây nên trồng trong nghĩa trang dễ chăm
Tôi là Lộc Văn Thông 33 tuổi tốt nghiệp chuyên ngành điêu khắc trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp. Với kinh nghiệm 10 năm trong ngành thẩm định, chế tác đá thủ công mỹ nghệ, tôi đã cùng Đá Đức Tâm thực hiện hơn 1000 công trình lăng mộ đá trên khắp cả nước.