Các quy định và hướng dẫn chung về tang phục

Nghi thức tang lễ cho người đã khuất tại từng vùng miền có thể khác nhau về cách thức tổ chức. Tuy nhiên, tang phục (đồ tang) áp dụng tại hầu hết vùng miền đều khá tương đồng. Đồ trang chính là một trong những dấu hiệu để mọi người biết quan hệ của người mặc với người đã khuất là như thế nào. 

5 Hạng tang phục trong truyền thống

Theo truyền thống “Thọ mai gia lễ” của Việt Nam, tang phục sẽ phân hạng theo 5 bậc, phụ thuộc vào quan hệ của người còn sống và người đã qua đời. Bao gồm đại tang, cơ niên, đại công, tiểu công và ty ma phục. 

Đại tang

Nếu là đại tang, các thành viên có quan hệ mật thiết với người vừa qua đời cần áp dụng quy tắc trang phục dưới đây:

  • Con để tang cha (quan hệ cha con): Con mặc tang phục sổ gấu 
  • Con để tang mẹ (quan hệ mẹ con): Con mặc tang phục không sổ gấu 
  • Vợ để tang chồng (quan hệ vợ chồng): Vợ mặc tang phục không sổ gấu
  • Phụ kiện kèm theo cho con trai chống gậy: Nếu là tang cha thì dùng gậy tre, nếu là tang mẹ thì là gậy vông. Kèm theo đó mũ rơm, dây chuối và dây đai thắt lưng. 

Trường hợp cả cha mẹ đều mất, các con phải để 2 giải bằng nhau. Trường hợp vẫn còn cha hoặc còn mẹ, con cái cần để 2 giải lệch nhau. Thời hạn để đại tang thường kéo dài trong 3 năm (con cái để tang cha mẹ, vợ để tang chồng hoặc chồng để tang vợ). 

Vợ hoặc chồng phải để tang cho nhau trong 3 năm 
Vợ hoặc chồng phải để tang cho nhau trong 3 năm

>>> Xem thêm các hình ảnh lăng mộ đá đẹp nhất Việt Nam.

Cơ niên 

Bắt đầu từ hàng cơ niên trở xuống, quy tắc tang phục áp dụng sẽ có đôi chút thay đổi. Cụ thể:

  • Cháu nội để tang ông hoặc bà: Đội khăn tròn (khăn trắng) 
  • Con riêng của vợ để tang cha dượng: Đội khăn tròn (nếu trước đây có ở chung nhưng sau đó chuyển ra riêng thì chỉ cần để tang 3 tháng) 
  • Con để tang mẹ (bố mẹ không còn ở với nhau): Đội khăn tròn, không phải chống gậy
  • Chồng để tang vợ: Tang trắng, có chống gậy (nếu cha mẹ đã khuất) 
  • Anh chị em cùng một nhà để tang cho nhau: Để tang 1 năm, nếu khác cha nhưng cùng mẹ thì để tang trong 5 tháng 
  • Cháu để tang cho anh chị em ruột của bố hoặc mẹ: Đội khăn tròn (khăn trắng) 
  • Ông bà nội để tang cho cháu trai trưởng: Đội khăn tròn (khăn trắng) 
  • Mẹ kế để tang con trồng: Thời hạn để tang trong 1 năm 
  • Con dâu để tang mẹ kế của chồng: Tang trắng 
  • Con rể để tang mẹ vợ: Tang trắng 
  • Con dâu để tang mẹ chồng: Tang trắng (họ hàng không cần để tang) 
Con trai phải chống gậy, đội mũ rơm 
Con trai phải chống gậy, đội mũ rơm

Đại công 

Từ hạng đại công, thời hạn để tang thường chỉ kéo dài trong 9 tháng. Danh sách những người cần để tang bao gồm:

  • Anh chị em họ nhà nội để tang cho nhau 
  • Cha mẹ để tang con gái đã xuất giá hoặc con dâu thứ
  • Anh chị em bên nội để tang cháu
  • Cháu dâu để tang khi ông bà và anh chị em ruột của bố chồng  
  • Mẹ kế để tang con riêng của chồng 
  • Mẹ kế để tang con dâu thứ của chồng 
  • Cháu gái để tang cho anh chị em ruột của bố

Tiểu công

Thời gian để tang áp dụng cho hàng tiểu công là 5 tháng. Cụ thể:

  • Chắt để tang cho cụ nội hoặc cụ ngoại (dùng tang vàng) 
  • Cháu để tang ông bà họ (anh chị em cùng nhà của ông nội) 
  • Con để tang mẹ kế (để tang 3 năm nếu được mẹ kế nuôi nấng từ nhỏ) 
  • Anh chị em họ bên nội để tang cho vợ của nhau
  • Anh chị em khác cha nhưng cùng mẹ để tang cho nhau (vợ con của những người này không phải để tang) 
  • Anh chị em họ bên nội để tang cho vợ của nhau
  • Bác ruột có thể để tang cháu dâu (con dâu của em trai) 
  • Ông bà bên nội để tang cháu trai hoặc cháu gái 
  • Ông bà bên nội để tang cho cháu dâu hoặc cháu gái đã lấy chồng 
  • Cháu dâu có thể để tang cho bà cô bên chồng
  • Vợ để tang bà cô bên nội của chồng 
  • Cháu ngoại để tang cho người thân bên ngoại (ông bà, cậu, dì, bác, anh chị em họ) 
Hàng chắt nội phải đội tang vàng
Hàng chắt nội phải đội tang vàng

Ty ma phục

Từ hàng ty ma phục, thời hạn để chỉ kéo dài trong 3 tháng. Trong đó:

  • Chít sẽ để tang đỏ cho cụ bên nội 
  • Chắt để tang cho các cụ bên nhà bác hoặc chú
  • Chắt vẫn cần để tang cho em gái ruột của cụ nội (bà cô bên nội) 
  • Con để tang cho cha dượng 
  • Con để tang cho người từng cho bú nhờ từ nhỏ
  • Cháu để tang cho anh chị em họ của cha
  • Anh chị em bên nội từ đời thứ 5 trở lại vẫn để tang cho nhau 
  • Bố mẹ để tang cho chồng của con gái 
  • Ông nội để tang cháu dâu 
  • Cháu dâu để tang chị em ruột của ông bà ngoại
  • Cháu dâu để tang chị em ruột của ông bà nội
  • Cậu ruột bên ngoại để tang cho vợ của cháu trai 

Quy định chung về tang phục đối với con cháu

Khi người có vai vế trong gia đình hoặc dòng họ mất đi, con cháu phải có nghĩa vụ đội tang. Nhìn chung, quy định về tang phục với con cháu không đến nỗi quá khó hiểu. 

  • Tang phục dành cho con trai: Quần áo sô gai, sổ gấu kèm gậy chống (chống gậy tre nếu cha mất, chống gậy vông nếu mẹ mất), mũ rơm, dây chuối. 
  • Tang phục dành cho con gái: Tang phục trắng đài che mặt.
  • Tang phục dành cho con dâu: Tang phục trắng đài che mặt (tương tự con gái). 
  • Tang phục dành cho con rể: Quần tang trắng và khăn tang trắng. 
  • Tang phục dành cho các cháu: Khăn trắng có dấu chấm đỏ dành cho cháu nội. Khăn trắng có dấu chấm xanh dành cho cháu ngoại. 
Tang phục dành cho con gái
Tang phục dành cho con gái

Nguồn gốc lịch sử về tang phục tại Việt Nam

Nghi thức trong lễ tang tại Việt Nam được cho là bắt nguồn từ thời nhà Tống, Trung Quốc. Theo thời gian, một số nghi thức dần lược giảm hoặc bổ sung theo đặc trưng của từng vùng miền. 

Những nghi thức quan trọng nhất trong đám tang phải kể đến như phát tang, di quan, hạ huyệt,.. Vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào phân tích thực sự chính xác về nguồn gốc của tang phục tại Việt Nam.

Trước đây, con cháu của người đã khuất thường phải ăn mặc lôi thôi, thể hiện nét mặt tiều tuỵ để bày tỏ lòng tiếc. Tuy nhiên theo sự phát triển của xã hội, sự du nhập của văn hóa phương Tây, tang phục không còn mang tính bắt buộc như trước. Một số nghi thức cũng được đơn giản hóa, hợp với lối sống hiện đại nhưng vẫn thể hiện sự kính trọng, thương tiếc người đã khuất. 

Tang phục trong lễ tang tại Việt Nam quy định khá khắc khe. Tùy theo quan hệ của người sống với người đã chết là như thế nào mà tang phục sẽ linh hoạt thay đổi theo từng hoàn thành. 

>> Tham khảo thêm bài viết hữu ích: