Thờ cúng là một phong tục đã phát triển từ thời xa xưa trong nền văn hóa Việt Nam, thể hiện sự kết nối tâm linh sâu sắc. Trong các dịp quan trọng như lễ giỗ, ngày lễ và Tết, việc bày biện bàn thờ với mâm ngũ quả, chén rượu, đồ ăn, hoa lá đã trở thành một truyền thống để thể hiện lòng tưởng nhớ, tôn kính với các vị thần linh, tổ tiên. Theo đó, các loại hoa chưng bàn thờ ngoài có màu sắc đẹp mắt, mùi hương thơm thì còn mang những ý nghĩa đặc biệt về phong thủy, tâm linh. Vậy loài hoa nào nên dùng để chưng trên bàn thờ, loài hoa nào không nên dùng. Hãy cùng tham khảo sau đây.
Các loài hoa nên dùng để chưng bàn thờ
Hoa sen
Khi nhắc đến hoa sen, chúng ta ngay lập tức liên tưởng đến hình ảnh cao quý của Đức Phật. Hoa sen vốn mang trong mình vẻ đẹp tinh tế và mùi thơm thanh khiết, là biểu tượng tượng trưng cho tinh thần Phật giáo. Những bông hoa sen thường xuất hiện rất phổ biến tại các ngôi chùa và đền thờ, thường được đặt trên bệ thờ để thể hiện tôn kính với Phật. Hoa sen truyền tải thông điệp về sự thanh tịnh, trong sạch và thể hiện sức mạnh, ý chí, niềm tin và tinh thần kiên định.
Hoa mai
Hoa mai vàng là biểu tượng của mùa xuân, thường được sử dụng trong dịp Tết Nguyên Đán ở miền Nam. Mỗi cành hoa mai vàng được cắm trong một bình và đặt lên bàn thờ gia tiên tạo nên không khí của mùa xuân và đồng thời thể hiện ý nghĩa về sự phú quý, giàu có. Hơn nữa, hoa mai còn có tác dụng xua đuổi tà ma, mang lại năng lượng đầy sức sống, giúp cho tất cả thành viên trong gia đình luôn có sức khỏe và an lành.
Khi bạn chọn mua hoa mai, hãy chọn những cành có nhiều búp hoa vừa mới hé mở một chút, để hoa có thể khoe sắc ngay trong ngày Tết. Nên mua hoa mai từ 3 đến 5 ngày trước Tết không thì hoa có thể sẽ nở hết và không còn đẹp nữa.
Hoa đào
Hoa đào là một loài hoa đặc trưng vào những ngày xuân tại các vùng ở miền Bắc. Khi càng gần tết, hoa đào càng tỏa sắc rực rỡ. Loài hoa này cũng được coi là biểu tượng tinh túy của ngũ hành, có thể xua đuổi ma quỷ, vận xui và mang đến không gian bình yên, an lành cho người thân trong gia đình. Hoa đào cũng là biểu tượng của sự ươm mầm, phát triển. Nếu bạn muốn tạo không gian ấm cúng trong nhà, tràn đầy hương vị Tết, đồng thời bày tỏ sự tôn kính với ông bà, tổ tiên thì việc chọn hoa đào để chưng trên bàn thờ là một lựa chọn tốt nhất.
Hoa hồng đỏ
Hoa hồng đỏ với vẻ đẹp kiêu sa, mỹ lệ là một loài hoa được biết đến là biểu tượng cho tình yêu hạnh phúc và ngoài ra còn mang ý nghĩa của sự cát tường. Hoa hồng thường có mùi thơm nhẹ, dễ chịu rất thích hợp để chưng trên bàn thờ vào các dịp lễ, Tết hay ngày giỗ. Sắc đỏ của hoa hồng biểu tượng cho sự may mắn, phát tài, phát lộc cũng như sự đủ đầy, ấm no và hạnh phúc cho gia chủ.
Hoa uất kim hương
Thường được gọi với cái tên thân thuộc là hoa tulip, loài hoa này có đa dạng màu sắc nên thường được sử dụng để trang trí bàn thờ gia tiên trong các ngày Tết. Ý nghĩa chính của hoa tulip là biểu tượng cho sự may mắn và niềm vui hạnh phúc dồi dào của tất cả thành viên trong gia đình.
Hoa cúc vàng
Hoa cúc vàng thể hiện nhiều ý nghĩa như tình cảm hiếu thảo của con cháu, tượng trưng cho sự bền vững và vĩnh cửu, cũng như là biểu tượng cho sự sống, phúc lộc và may mắn. Do đó, hoa cúc vàng thường được sử dụng để cúng bàn thờ Phật và tổ tiên. Màu sắc vàng của hoa cúc không chỉ tượng trưng cho linh thiêng mà còn mang theo ý nghĩa của tâm hồn sáng sủa. Ngoài ra, hương thơm dịu dàng của hoa cúc tạo cảm giác thư thái, làm cho nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho việc chưng cúng trong ngày Tết.
Hoa cúc đồng tiền
Hoa cúc đồng tiền mang đến may mắn, tài lộc, cùng với sự thịnh vượng cho gia đình chủ nhân. Hơn nữa, cúc đồng tiền còn chứa đựng ý nghĩa của sức khỏe và sự trường thọ. Sử dụng hoa cúc đồng tiền để dâng cúng trên bàn thờ của Phật và tổ tiên để thể hiện lòng thành kính sâu sắc tới ông bà và các vị thần linh. Loại hoa này có nhiều gam màu khác nhau, tuy nhiên, khi dùng để thờ cúng thì chọn những bông hoa có màu đỏ hoặc vàng, cũng như những gam màu đậm để thể hiện sự biết ơn với tổ tiên.
Hoa kiếm lan
Hoa kiếm lan có tên gọi khác là hoa lay ơn, hoa dơn có vẻ đẹp tinh tế và có thể tươi mới trong thời gian dài, mang theo ý nghĩa về sự thanh khiết và tinh tế, cũng như thể hiện tình cảm ấm áp và lòng trung thành.
Hơn nữa, hoa lay ơn còn tỏa ra hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng mà không gắt khiến cho nó trở thành loài hoa thường sử dụng cho việc chưng cúng trong các buổi lễ, cũng như để trên bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật.
Loại hoa lay ơn thường có nhiều gam màu như đỏ, cam và trắng. Khi chọn hoa để cắm, bạn nên ưu tiên hoa màu đỏ hoặc trắng và nên chọn một gam màu duy nhất cho mỗi bình hoa. Không nên xen kẽ nhiều màu sắc trong cùng một bình hoa.
Hoa vũ lai hương
Hoa vũ lai hương, còn được gọi là hoa huệ, là loại hoa thường được chọn để dâng lễ và cúng thần linh cũng như tổ tiên trong những dịp trang trọng. Ngoài màu trắng truyền thống, hoa huệ còn có nhiều màu sắc tươi sáng khác, phù hợp để đặt trên bàn thờ. Hoa huệ màu trắng thể hiện lòng cầu mong cho gia đình nhiều sự thịnh vượng, phú quý, và sự ấm áp.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các mẫu lăng mộ đá đẹp được ưa chuộng.
Một số loài hoa không nên dùng để cắm trên bàn thờ
Hoa cứt lợn
Mặc dù có vẻ đẹp độc đáo với màu sắc tươi sáng và khả năng chữa bệnh viêm xoang, tuy nhiên, do cái tên không phù hợp, loài hoa này thường chỉ để cắm cho đẹp và không thích hợp để đặt trên bàn thờ, nơi có sự hiện diện của thần linh và tổ tiên.
Cúc vạn thọ
Do hương thơm nồng của hoa cúc vạn thọ khá mạnh và có phần khó chịu, nên không nên đặt chúng trên bàn thờ.
Hoa ly
Hoa ly với sắc đẹp nổi bật và hương thơm dễ chịu thường không thích hợp để dâng lễ trên bàn thờ của Phật và tổ tiên, nhưng lại có thể được sử dụng trong nghi thức thờ thánh, đặc biệt là trong các nghi thức thờ thánh Mẫu. Nhiều người kiêng sử dụng hoa ly do sợ hoa mang ý nghĩa tách biệt và chia ly trên bàn thờ gia tiên.
Hoa phong lan
Việc dùng loài hoa này để dâng lễ cho Phật thường không được ưa chuộng, bởi vì nó có quá nhiều màu sắc rực rỡ. Ngoài ra, còn một yếu tố nữa, chữ “phong” trong tên của hoa gần nghĩa với “phong tình” hay “phóng túng,” điều này khiến cho nhiều người càng không muốn sử dụng nó để cắm trên bàn thờ.
Hoa lan móng rồng
Loài hoa này tỏa hương thơm dịu nhưng thường không được lựa chọn để thực hiện các nghi lễ thờ cúng, do dáng hoa giống như móng của rồng và cái tên không đẹp. Chính vì lý do này, hoa loài này thường không được sử dụng để trên bàn thờ cúng tổ tiên.
Hoa đại
Hoa đại, còn được gọi là sứ hay chămpa có hương thơm dịu dàng và màu sắc tươi sáng. Tuy nhiên, đây lại là một loài hoa không thích hợp để đặt trên bàn thờ, vì hình dáng của hoa tương tự với bộ phận nhạy cảm ở nữ giới. Ngoài ra, theo sự tích ở Lào, hoa đại còn mang theo những dấu hiệu không may mắn trong các mối quan hệ tình cảm trai gái.
Hoa nhài
Hoa nhài dù tỏa hương thơm đặc trưng cùng màu trắng là biểu tượng của sự tinh khiết và trong sạch, thế nhưng theo quan niệm dân gian thì đây là loại hoa không đứng đắn, thường gặp phải nghịch cảnh. Việc chưng hoa nhài trên bàn thờ sẽ mang đến nhiều điều xui rủi và không may cho gia đình.
Hoa dâm bụt
Hoa dâm bụt có có bông đẹp với màu đỏ tươi, tuy nhiên, thường không được chọn để thực hiện nghi lễ thờ cúng vì trong tên của hoa chứa từ “dâm”. Theo các truyền thuyết, hoa này thường được liên tưởng đến hình ảnh của những người phụ nữ không đứng đắn, sống không chuẩn mực và thiếu lòng chung thủy. Do đó, hầu hết các gia đình không dùng hoa dâm bụt để thờ cúng tổ tiên.
Hoa phù dung
Hoa phù dung, mặc dù đẹp, lại chỉ nở rộ đẹp vào buổi sáng và tàn vào cuối ngày, tượng trưng cho cuộc sống ngắn ngủi, hạn chế về thời gian và vẻ đẹp tạm thời. Vì lý do này, hoa này thường không được dùng để trang trí bàn thờ.
>>> Xem thêm bài viết: Tư vấn thời điểm xây mộ trong năm hợp phong thủy nhất
Các lưu ý khi cắm hoa chưng bàn thờ
- Cách bài trí hoa có thể khác nhau tùy theo vùng miền, nhưng không nên đặt quá nhiều loài hoa trong một lọ cùng một lúc. Điều này có thể gây mất đi vẻ đẹp tự nhiên của hoa và hạn chế tác dụng thẩm mỹ của chúng.
- Khi chọn hoa để cúng, nên ưu tiên những bông hoa mới nở, không quá phô trương để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ tươi mới lâu hơn.
- Để đảm bảo sự cân đối trên bàn thờ, bình hoa nên được đặt một cách hợp lí và trang trọng, không nên quá to tạo cảm giác lộn xộn hoặc che khuất các vật phẩm khác trên bàn thờ.
- Thường xuyên thay nước trong bình hoa để giữ cho hoa luôn tươi tắn, tránh hoa bị héo úa trên bàn thờ.
- Số lượng hoa cắm trên bàn thờ thường được chọn theo các số lẻ như 1-3-5-7-9 và tránh các số chẵn 2-4-6-8-10.
- Không sử dụng hoa giả hoặc hoa nhựa để bày biện trên bàn thờ gia tiên. Bởi lẽ, hoa giả có màu sắc không được tươi, thiếu sự trang nhã và không đủ tôn trọng với ông bà tổ tiên.
Trên đây là gợi ý về những loại hoa chưng bàn thờ vào các dịp lễ, Tết với ý nghĩa may mắn, tốt đẹp mà bạn có thể lựa chọn. Hy vọng rằng, bạn có thể chọn được một loại hoa yêu thích để bày biện trên không gian thờ cúng tâm linh tại nhà mình.
>>> Tham khảo thêm: Tìm hiểu các loại hoa cúng ngày vía thần tài hút tài lộc
Tôi là Lộc Văn Thông 33 tuổi tốt nghiệp chuyên ngành điêu khắc trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp. Với kinh nghiệm 10 năm trong ngành thẩm định, chế tác đá thủ công mỹ nghệ, tôi đã cùng Đá Đức Tâm thực hiện hơn 1000 công trình lăng mộ đá trên khắp cả nước.