Tìm hiểu chi tiết về ngày tam chiêu, lễ cúng 3 ngày, mở cửa mả

Cha ông ta từng nói “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, chuyện tâm linh luôn là vấn đề khó giải thích. Vì thế, thờ cúng thành tâm là điều mỗi người, mỗi nhà nên coi trọng. Ngày tam chiêu, cúng mở cửa mả đối với người đã khuất vốn tồn tại từ lâu trong đời sống tâm linh của người Việt. Xoay quanh vấn đề này có rất nhiều điều gia chủ phải lưu tâm. Có như thế, việc thờ cúng mới trở nên linh thiêng. Nếu bạn chưa rõ về phong tục này hãy tham khảo bài viết sau của chúng tôi.

Quan niệm dân gian về ngày tam chiêu

Quan điểm dân gian về ngày tam chiêu
Quan điểm dân gian về ngày tam chiêu

Theo quan niệm dân gian, ngày tam chiêu còn có hai tên gọi khác nữa: cúng ba ngày và ngày mở cửa mả. Người chết sau khi được chôn cất ba ngày thì linh hồn của họ sẽ tỉnh táo lại. Tuy nhiên, nếu không được mở cửa mả thì linh hồn đó không thể tỉnh táo, không thể trở về dương gian. Thậm chí, họ sẽ không biết đường về nhà. Vậy nên, gia chủ cần làm lễ mở cửa mả để linh hồn người chết tìm được đường về nhà – tại nơi đặt bàn thờ.

Đó là cách hiểu theo quan điểm dân gian, kỳ thực, tam chiêu chỉ là một thời gian mang tính ước lượng. Con người khi chết sẽ chia phách thành 7 phần đối với cả nam lẫn nữ chưa có con cái. Riêng đối với nữ đã có con thì phách chia thành 9 phần. Phách này còn gọi là Vía.

Với những người chết thanh thản thì hồn và vía sẽ hồi lại rất nhanh. Còn những người chết oan ức thì hồn vía muốn hồi lại sẽ mất rất nhiều thời gian. Theo các chuyên gia phong thuỷ, thời gian hoàn hồn của người chết là từ 3 đến 7 ngày. 

Tuy nhiên, từ xưa đến nay, người Việt thường làm lễ hoàn hồn vào ngày thứ ba nên hồn phách không hội đủ. Do đó, mới có lễ tam chiêu nghĩa là chiêu hồn người đã mất vào ngày thứ 3. Dân gian thường gọi đó là lễ mở cửa mả.

>>> Có thể bạn cũng quan tâm: Chiêm ngưỡng các lăng mộ đá đẹp chất lượng tốt nhất.

Cách tính 3 ngày ở các địa phương

Cách tính 3 ngày hiện nay ở mỗi địa phương mỗi khác. Một số nơi, 3 ngày được tính kể từ ngày mất: ngày đầu là ngày mất, ngày thứ hai là ngày quan tài để tại nhà một ngày đêm. Vì thế, sau ngày chôn sẽ đến ngày thứ ba. Đây là thời điểm cần tiến hành cũng ba ngày, cúng mở cửa mả. 

Ở một số nơi khác, ngày chôn người đã khuất được tính là ngày thứ nhất. Còn thời gian quan tài để tại nhà hoặc tại phòng lạnh của bệnh viện sẽ không tính. Do đó, sau thời điểm chôn 3 ngày mới làm lễ mở cửa mả.

Tại sao cần làm lễ mở cửa mả

Lý do cần mở cửa mả
Lý do cần mở cửa mả

Đối với người đã khuất, lễ mở cửa mả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Sau ba ngày, hồn của họ đã hồi lại nhưng chưa hoàn toàn tỉnh táo, chưa thể tự siêu thoát, chưa thể tự tìm được đường về nhà. Do đó, người thân cần làm lễ mở cửa giúp linh hồn họ tìm được đường ra.

Ý nghĩa của lễ cúng 3 ngày

Ý nghĩa của việc cúng 3 ngày
Ý nghĩa của việc cúng 3 ngày

Trong văn hoá của người Việt, lễ cúng ba ngày có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cúng tam chiêu giúp linh hồn người chết tìm được đường về nhà. Nếu không làm lễ này, vong linh của người đã khuất không thể siêu thoát nên phải chịu nhiều đày ải, khổ đau. Họ chỉ có thể quanh quẩn bên mộ phần của mình, không thể bước vào kiếp luân hồi, không thể đầu thai sang kiếp khác.

Ngoài ra, nghi thức cúng ba ngày còn thể hiện tình cảm, sự quan tâm, lo lắng của những người còn sống với người đã khuất. Họ muốn mở cửa mả để hồn vía người chết có thể về đoàn tụ cùng gia đình, không phải chịu đau đớn, khổ ải.

>>> Xem thêm nội dung liên quan: Cách làm lễ cúng động thổ xây mộ – Lễ vật và văn khấn

Chi tiết nghi thức khi thực hiện lễ cúng 3 ngày

Lễ cần chuẩn bị khi cúng
Lễ cần chuẩn bị khi cúng

Nghi thức cúng 3 ngày như thế nào? Lễ vật cần chuẩn bị ra sao? Tùy theo mỗi vùng miền mà nghi thức mở cửa mả sẽ có sự khác nhau nhưng cơ bản sẽ có nhiều điểm chung sau đây.

Chuẩn bị đồ cúng

Đồ cúng ba ngày không thể thiếu những lễ vật sau đây:

  • Một cái thang 7 bậc dành cho nam và 9 bậc dành cho nữ để họ có thể trở về dương gian từ dưới mộ sâu. 
  • Một con gà trống để đánh thức linh hồn người chết không vất vưởng sau khi chôn cất.
  • Một cây mía lau để cả ngọn
  • Hai đĩa trái cây, hai bình hoa tươi. Trong đó, một bình, một đĩa để cúng đất đai, một bình, một đĩa còn lại để cúng vong.
  • Ba ống trúc kích thước khoảng 40cm. Ống trúc được vót nhọn để có thể cắm dễ dàng xuống đất. Phần trên của miệng ống trúc cần được bọc kín bằng nilon.

Văn khấn

Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật, gia chủ sẽ thắp hương khấn vái xin các thần linh dẫn dắt linh hồn của người đã khuất về nghe lời cầu khẩn và chứng giám lễ mở cửa mả. Nội dung bài văn khấn  cúng 3 ngày tại đây:

Tham khảo mẫu văn khấn cúng cơm 3 ngày cho người mất
Tham khảo mẫu văn khấn cúng cơm 3 ngày cho người mất

Các lưu ý khi làm lễ cúng mở cửa mả

Theo các chuyên gia phong thuỷ, khi làm lễ mở cửa mả có 5 vấn đề quan trọng cần lưu ý sau đây:

  • Đối với những người chết oan ức, tức tưởi thì sau lễ mở cửa mả nên cúng thêm một lần nữa vào ngày thứ 7 tính từ khi nhập thổ.
  • Quần áo của người đã khuất có thể chôn theo hoặc đốt bên mộ phần lúc làm lễ cúng 3 ngày. Như thế, vong linh của họ sẽ cảm nhận được mùi của mình nên sớm nhập hồn.
  • Gia chủ có thể dùng cây mía hoặc cây khác như: đốt tre, đốt trúc thay thế. Lưu ý, phải dùng khăn của người đã khuất quấn phía trên ngọn cây để dẫn lối. Bạn có thể treo thêm chuông gió trên ngọn cây mía nhằm gọi linh hồn về.
  • Gà trống phải chọn loại gà vừa tập gáy. Vì những chú gà này sẽ không bị chi phối khi gia chủ thực hiện nghi lễ mở cửa mả. 
  • Vàng mã nhất định phải đặt trong quần áo của người đã khuất nhằm tạo mùi. Tránh dùng hàng mã mua trực tiếp ngoài chợ về rồi bày biện cúng luôn. 

Trên đây là những thông tin hữu ích về ngày tam chiêu – lễ mở cửa mả đặc biệt quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Hy vọng chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp nhiều gia chủ an tâm, chủ động hơn khi có chuyện tang gia bối rối. “Sắc sắc không không”, chúng ta cứ thành tâm cúng vái để người trần an yên, người âm thanh thản.

>>> Đọc thêm nội dung: Tìm hiểu về tục đốt vàng mã của người Việt Nam