Tìm hiểu về tục đốt vàng mã của người Việt Nam

Tục đốt vàng mã lâu nay vẫn được người Việt duy trì. Phần lớn người dân Việt đều vẫn quan niệm “trần thế nào thì âm cũng vậy”. Chính vì thế với mong muốn tỏ lòng biết ơn và bù đắp cho người đã khuất, nhiều người vẫn lựa chọn đốt những vật phẩm mô phỏng từ thực tế với hy vọng chúng đến được thế giới bên kia. 

Nguồn gốc lịch sử của tục đốt vàng mã tại Việt Nam

Nước ta từng trải qua thời kỳ bị các triều đại phương Bắc đô của hàng ngàn năm. Vậy nên, văn hóa từ Trung Quốc vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến một vài bộ phận người Việt. 

Tục đốt vàng mã có nguồn gốc từ Trung Quốc
Tục đốt vàng mã có nguồn gốc từ Trung Quốc

Theo như giải thích của giới nghiên cứu sử học cũng như một số nhà phật học, tục đốt vàng mã bắt nguồn từ Trung Quốc. Nó phát triển cực mạnh trong giai đoạn thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VII. 

Tục đốt vàng mã được cho là bắt đầu xâm nhập vào nước ta trong giai đoạn các triều đại phương Bắc đặt ách đô hộ, đồng hóa dân ta. Cho đến nay, dù không còn bị đô hộ nhưng không ít người dân Việt Nam vẫn duy trì thói quen này vào những dịp như đầu tháng, rằm hàng tháng, ngày giỗ của người đã khuất. 

>>> Xem thêm: Tổng hợp các mẫu lăng mộ bằng đá khối chạm khắc tinh xảo.

Quan niệm dân gian về tục đốt vàng mã

Mặc dù không bắt nguồn từ Việt Nam nhưng tục đốt vàng mã gần như đã trở thành một tín ngưỡng, ăn sâu vào tiềm thức của không ít người dân. Người Việt từ lâu vẫn duy trì thờ kính tổ tiên. Đây được xem như điều kiện để phong tục này được duy trì hàng ngàn năm nay. 

Phần đông người Việt vẫn xem tục đốt vàng mã như một tín ngưỡng dân gian 
Phần đông người Việt vẫn xem tục đốt vàng mã như một tín ngưỡng dân gian

Bởi hầu như ai cũng muốn bù đắp cho người thân, tổ tiên đi xa bằng cách nào đó. Cứ mỗi dịp đầu năm mới, giỗ chạp của người thân hay vào một số dịp đặc biệt khác, người ta lại mua vàng mã và đốt. Họ mong muốn những thứ đốt đi sẽ đến được với người thân ở thế giới bên kia. 

Ngoài ra cũng không ít trường hợp, đốt vàng mã chỉ như một thói quen, thấy người khác làm mình cũng làm và rất ít người hiểu một cách chính xác ý nghĩa, và nguồn gốc. 

Quan niệm của nhà Phật về tục đốt vàng mã

Đốt vàng mã hoàn toàn không phải tín ngưỡng bắt nguồn từ Phật giáo như nhiều người vẫn lầm tưởng. Hòa thượng Tố Liên từng khẳng định trong kinh Phật từ trước đến nay chưa hề nhắc đến việc đốt vàng mã như một tín ngưỡng. 

Tục hóa vàng không bắt nguồn từ nhà Phật 
Tục hóa vàng không bắt nguồn từ nhà Phật

Mặc dù không khuyến khích nhưng GHPGVN vẫn tôn trọng và xem tục hóa vàng như một tín ngưỡng dân gian. Tuy nhiên phần đông giới Phật học đều khẳng định không có nguồn gốc từ nhà Phật. 

Thay vì vung tiền cho việc đốt vàng mã, mọi người có thể sử dụng số tiền đó để giúp đỡ những người yếu thế hơn. Nhiều nhà sư đã đưa ra lời khuyên này trước tình trạng hóa vàng đang bị lạm dụng quá mức khiến môi trường bị ô nhiễm, phung phí tiền bạc không đúng chỗ. 

Nói chung theo quan niệm dân gian cũng như nhà Phật việc đốt vàng mã chỉ giúp người sống bớt áy náy chứ chưa chắc đem lại ích lợi gì cho người đã khuất. Vì vậy, tất cả Phật tử cũng như những ai không theo tôn giáo hoặc theo tôn giáo khác không nên biến tục này trở thành một hủ tục. 

Hóa vàng thế nào cho đúng cách? 

Vàng mã có thể đốt tại nhà hoặc tại chùa chiền, nghĩa trang. Thế nhưng dù đốt ở bất kỳ nơi nào, bạn vẫn phải đảm bảo hoạt động này không ảnh hưởng đến người xung quanh và môi trường. 

Sản phẩm vàng mã trên thị trường ngày một đa dạng. Từ nhà lầu xe hơi, điện thoại xịn sò, quần áo thời trang, tiền vàng,.. Tất cả đều sẵn có. Tuy vậy để không làm mất bản chất của nét văn hóa tín ngưỡng này, bạn không nên lựa chọn sản phẩm vàng mã không phù hợp, đốt một cách bừa bãi. 

Nếu có ý tưởng nhớ đến người đã khuất, bạn có thể đơn giản ngã vào một số dịp đặc biệt như đầu năm, ngày giỗ, mùng 1 hoặc rằm hàng tháng. 

>>> Tham khảo thêm các kinh nghiệm khác: Các quy định và hướng dẫn chung về tang phục

Thực trạng tục đốt vàng mã hiện nay

Việc lạm dụng đốt vàng mã của nhiều người khiến nét tín ngưỡng này mất đi bản chất tốt đẹp và đang dần biến chất, trở thành một công cụ truyền tải sự mê tín, cầu may bất chấp. 

Tục hóa vàng mã đang bị lạm dụng, trái với bản chất tốt đẹp ban đầu 
Tục hóa vàng mã đang bị lạm dụng, trái với bản chất tốt đẹp ban đầu

Bằng chứng là cứ đến rằm tháng 7 hàng năm, sản phẩm vàng mã tiêu thụ trên cả nước lại tăng đột biến. Vào dịp này, hầu hết tất nghĩa trang đều tràn ngập vàng mã. Hoạt động theo phong trào như vậy vừa lãng phí tiền bạc vừa gây ô nhiễm không khí. 

Muốn duy trì tín ngưỡng dân gian tốt đẹp này, mọi người nên biết cách tiết chế. Tất nhiên nếu muốn tỏ lòng biết ơn với người đã khuất, bạn vẫn có thể đốt vàng mã. Tuy nhiên số lượng vàng mã không nên quá nhiều. 

Song song duy trì thói quan này theo hướng văn minh, bạn hãy tích cực làm thiện nguyện nhiều hơn, yêu thương tất cả người thân. Nói chung, thay vì bày tỏ tình cảm với nhau khi âm dương cách biệt thì mọi người nên trân trọng phút giây còn bên nhau. 

Tục đốt vàng mã không đến từ nhà Phật. Nét tín ngưỡng này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong giai đoạn các triều đại phương Bắc đô hộ, tục hóa vàng mã đã xâm nhập vào nước ta và ăn sâu vào tiềm thức của không ít người dân. Tuy vậy để nét tín ngưỡng này không biến thành thủ tục mê tín, mọi người không nên quá lạm dụng mà hãy thực hiện một cách có chừng mực.

>>> Đọc thêm bài viết liên quan: Ý nghĩa của lễ cầu siêu đối với vong linh người mất