Ý nghĩa của lễ cầu siêu đối với vong linh người mất

Cầu siêu là một nghi lễ mang ý nghĩa tâm linh cao cả. Trong đó, “cầu” có nghĩa là cầu nguyện còn “siêu” là vượt qua hay siêu thoát. Do đó, lễ cầu siêu là lễ cúng vô cùng quan trọng của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, đặc biệt là với linh hồn của những người đã khuất ở nơi miền cực lạc. Vậy để đạt được kết quả tốt đẹp và trọn vẹn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của lễ cầu siêu đối với vong linh người mất qua bài viết dưới đây.

Ý nghĩa của lễ cầu siêu đối với vong linh người đã khuất

Vong linh của người đã khuất được hiểu là sau khi chết, phần hồn của con người sẽ rời khỏi phần xác và đi đến cửu huyền hay còn được gọi là nơi miền cực lạc. Để tưởng nhớ và cầu nguyện cho linh hồn người đã khuất, mà con cháu hay người thân sẽ thực hiện các nghi lễ cầu siêu. Và nghi lễ này sẽ được thực hiện tại nhà hoặc tại các chùa chiền, tùy theo sự lựa chọn của người thực hiện.

Việc cầu siêu cho vong linh của người đã khuất có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi qua đó là dịp để con cháu thể hiện được sự thành kính, hiếu trung và cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với ông bà, tổ tiên.

Lễ cầu siêu là dịp con cháu thể hiện sự thành kính với người đã khuất
Lễ cầu siêu là dịp con cháu thể hiện sự thành kính với người đã khuất

Đặc biệt, nếu âm hồn của người đã khuất chẳng may còn vướng mắc khổ đau, đang lưu lạc ở địa ngục, ngạ quỷ hoặc súc sinh thì lễ cầu siêu sẽ giúp họ sớm được buông bỏ, siêu thoát. Từ đó, âm linh âm hồn được yên nghỉ, thoát khỏi cảnh giới khổ đau và chuyển sinh sang dạng tồn tại thiện lành, an lạc.

Đồng thời, đây còn là dịp để người hành lễ – những người còn sống hướng việc thiện, tạo nghiệp lành, tâm an yên. Là sợi dây kết nối giữa con cháu với cha mẹ, ông bà hay cửu huyền tổ tiên nơi chín suối để tương trợ duyên lành, giúp âm hồn của họ được vượt bể khổ bởi những nghiệp lực được gieo trồng khi sống. Sau đó được siêu thoát về cõi Tịnh độ.

>>> Xem thêm: Chiêm ngưỡng mẫu lăng mộ đá đẹp với chất liệu cao cấp.

Nguồn gốc của lễ cầu siêu

Theo ghi chép của Kinh Phật, lễ cầu siêu có nguồn gốc từ câu chuyện hiếu thảo của Đức Mục Kiền Liên cứu mẹ. Theo đó, sau khi tu Phật thành thánh quả, Ngài dùng thần thông của mình để tìm mẹ là bà Thanh Đề đã mất đang ở địa ngục và mang cơm đến dâng cho bà. Tuy nhiên, do lúc còn sống, mẹ của Ngài đã làm nhiều điều ác, tạo ra nghiệp lực quá nặng mà bị đày xuống cõi ngạ quỷ.

Ngạ quỷ tức là người xấu sau khi chết sẽ bị đọa đày thành quỷ đói, phải chịu sự hành hạ và dày vò của đói khát, khổ đau. Vì thế, lúc bưng bát cơm đến miệng của bà thì bát cơm liền biến thành than hồng, bà không thể hưởng dụng được.

Cùng quẫn nhưng vì rất thương mẹ, Ngài Đức Mục Kiền Liên tìm đến và cầu xin Đức Phật chỉ giúp cách để cứu mẹ. Theo Phật dạy, Ngài thực hiện niệm kinh, cúng dường nhân ngày tứ tự để giúp mẹ trả hết những nghiệp kiếp và thoát khỏi địa ngục.

Từ đây, noi theo tấm lòng hiếu thảo của Đức Mục Kiền Liên cùng lời dạy của Đức Phật mà lễ cầu siêu được hình thành. Các Phật tử (người dân chúng sinh) tiến hành cúng dường cho các chư tăng, nhằm cứu khổ cho vong linh người đã khuất là cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Lễ cầu siêu có nguồn gốc từ câu chuyện của Đức Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi ngạ quỷ
Lễ cầu siêu có nguồn gốc từ câu chuyện của Đức Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi ngạ quỷ

>>> Xem thêm nội dung khác: Tham khảo các loại hoa đẹp để chưng bàn thờ vào ngày Tết

Lễ cầu siêu theo quan niệm của Phật giáo

Theo quan niệm của Phật giáo, thế gian được chia thành 6 cõi là Địa ngục, Ngã quỷ, Súc sinh, Người, Atula và Trời. Trong đó, cõi Người là hiện thân hiện tại, cõi Atula là những vị thần có những phước báu và oai lực nhất định và cõi Trời là 3 cõi cao hay cõi trên (tức cõi an lành, hạnh phúc). Còn Địa ngục, Ngã quỷ, Súc sinh là 3 cõi thấp tức cõi ác, cõi khổ.

Chúng sinh trong 6 cõi trên, sẽ phải tuân theo quy luật của tự nhiên và chi phối bởi sinh, lão, bệnh, tử. Tuy nhiên, cái chết của một đời người không phải là hết, mà đó chỉ là đại diện trung gian cho cõi sống này với cõi chuyển kiếp tiếp theo. Do đó, tùy vào nghiệp lực khi còn sống và quy luật tự nhiên, con người sau khi chết sẽ được đưa đẩy, luân hồi vào 1 trong 6 cõi trên.

6 cõi luân hồi thế gian trong quan niệm Phật giáo
6 cõi luân hồi thế gian trong quan niệm Phật giáo

Nếu lúc còn sống, con người không biết tu tập tích phước thiện, hay làm việc ác, sát sinh, hại vật hoặc bị chết oan thì sẽ bị đọa vào 3 cõi thấp, cõi khổ trên. Tại 3 cõi khổ này, tâm linh của chúng sinh người đã khuất sẽ không ngừng bị hành hạ, tra tấn, đánh đập, đâm chém, chịu mọi sự dày vò, khổ đau, đói khát nhất.

Qua việc cùng niệm kinh với các Đức Phật và dâng lễ cúng dường cho sư tăng, các vong linh sẽ được hưởng phần phúc báu do người thân hồi hướng. Từ đó, những khổ đau mà vong linh phải chịu sẽ được giảm bớt, ăn cũng đủ hơn, an yên hơn nơi chín suối. Đồng thời, linh hồn của họ cũng sớm được siêu thoát, siêu sinh lên cảnh giới tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.

Người bị đày xuống 3 cõi khổ sẽ phải chịu những hình phạt dã man nhất
Người bị đày xuống 3 cõi khổ sẽ phải chịu những hình phạt dã man nhất

Hơn nữa, khi cầu siêu cho người đã khuất, người hồi hướng phải thực tâm trong lúc cầu nguyện, thể hiện được thành ý của mình. Qua đó thể hiện được lòng biết ơn với công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. 

Đặc biệt, tham gia lễ cầu siêu giúp tâm ta cũng từ bi hơn, biết trân trọng cuộc sống, tin vào hậu quả luân hồi chuyển kiếp. Cho nên, sống phải hướng tới điều thiện lành, tránh làm điều ác, xóa bỏ tư tưởng cực đoan. Đây cũng là quan niệm có ý nghĩa tốt đẹp của Phật giáo.

Theo quan niệm phật giáo, cầu siêu giúp giảm bớt khổ đau ở 3 cõi thấp và sớm siêu sinh
Theo quan niệm phật giáo, cầu siêu giúp giảm bớt khổ đau ở 3 cõi thấp và sớm siêu sinh

Như vậy, qua bài trên, hy vọng quý độc giả đã hiểu hơn về ý nghĩa của lễ cầu siêu đối với vong linh người mất. Vì vậy, hãy thường xuyên thực hiện hoặc tham gia các đại lễ cầu siêu tại các chùa chiền để siêu độ, giải thoát cho người thân đã mất của bạn được hưởng an lành, hạnh phúc nhé.

>>> Đọc thêm nội dung: Tro cốt sau hỏa táng đặt ở đâu? Có nên mang về nhà để thờ?