Ý nghĩa của phong tục tảo mộ ngày Tết? Khi nào nên làm lễ

Tảo mộ thực chất là việc chỉnh trang phần các phần mộ, viếng thăm người đã khuất. Phong tục này đã được duy trì cả ngàn năm nay. Cứ vào dịp cuối tháng chạp, con cháu, người thân lại làm lễ tảo mộ, tưởng nhớ đến tổ tiên. Vậy chính xác ý nghĩa của phong tục tảo mộ ngày Tết là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp mọi người tìm hiểu sâu hơn về nét phong tục đầy ý nghĩa này. 

Ý nghĩa của phong tục tảo mộ những ngày giáp Tết

Ý nghĩa của phong tục tảo mộ ngày Tết là thể hiện lòng biết ơn của người còn sống với người đã khuất. Người Việt Nam vốn xem trọng lễ giáo, hiếu kính với tổ tiên. Tục tảo mộ thể hiện rất rõ nét đẹp trong văn hóa và lễ giáo của người Việt. 

Tìm hiểu ý nghĩa của phong tục tảo mộ ngày Tết tại Việt Nam
Tìm hiểu ý nghĩa của phong tục tảo mộ ngày Tết tại Việt Nam

Tảo mộ là dịp để con cháu tề tựu, kính nhớ tổ tiên, báo cáo tổ tiên những việc đã làm được và chưa làm được trong 1 năm qua. Từ hàng ngàn năm qua, người dân Việt vẫn duy trì nét văn hóa tốt đẹp này.

Ngày nay, cho dù cuộc sống có xô bồ như thế nào đi chăng nữa nhưng lòng hiếu kính, biết ơn với người đã khuất của người dân Việt đều không hề thay đổi. Nghi thức làm lễ tảo mộ ngày nay mặc dù đơn giản hơn trước nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa. 

>>> Đọc thêm: Tổng hợp những mẫu lăng mộ đá đẹp được nhiều khách hàng đánh giá cao.

Thời điểm nào nên tiến hành làm lễ tảo mộ? 

Lễ tảo mộ thường diễn ra vào cuối tháng chạp hàng năm (từ 20 đến 30 tháng chạp). Đây là thời điểm khá bận rộn. Tuy nhiên theo quan điểm của nhiều người thì đây cũng chính là thời gian phù hợp để đón ông bà về ăn tết qua lễ tảo mộ đầy thành kính. 

Các việc cần chuẩn bị trước khi tiến hành tảo mộ

Trước khi tiến hành làm lễ tảo mộ, mọi người cần chuẩn bị dụng cụ chỉnh trang phần mộ, lễ vật và bài văn khấn phù hợp. 

Dụng cụ sửa sang mộ

Phần mộ của người đã khuất sau một năm thường bị rêu mốc, cỏ dại mọc xung quanh. Vì thế nếu đến tảo mộ, bạn nên chuẩn bị một vài dụng cụ như cuốc xẻng, chổi quét, vôi ve hoặc sơn (nếu cần sơn lại mộ), bật lửa, hương nhang. 

Chuẩn bị lễ vật

Tham khảo mâm cúng tảo mộ 
Tham khảo mâm cúng tảo mộ

Tùy theo điều kiện của từng gia đình, lễ vật dùng cho lễ tảo mộ có thể điều chỉnh thay đổi sao cho phù hợp. Tuy nhiên, với các lễ vật bắt buộc thì mọi người vẫn phải chuẩn bị đủ. Sau đây là gợi ý mâm lễ vật phục vụ cúng tạo mộ:

  • Hoa tươi: Khoảng 10 bông hoa màu đỏ
  • Lá trầu: 3 lá
  • Cau tươi: 3 quả
  • Rượu bia: Khoảng nửa lít rượu và 10 lon bia
  • Chén đựng: 5 chén
  • Thuốc lá: 2 bao
  • Trà: 2 gói 
  • Vàng mã: Ngựa, tiền vàng, mũ áo
  • Gà luộc: 1 con
  • Lợn quay: 1 con

Trường hợp làm lễ cúng chay, mọi người cần chuẩn bị thêm gạo, muối, một số loại bánh, xôi chè.

Bài văn khấn

Nếu chưa biết nên sử dụng bài văn khấn nào sao cho phù hợp, mọi người hãy tham khảo qua 2 bài khấn mẫu sau đây.

Bài văn khấn số 1
Bài văn khấn số 1
Bài văn khấn số 2
Bài văn khấn số 2

>>> Tham khảo thêm các bài viết khác: Ý nghĩa của lễ cầu siêu đối với vong linh người mất

Các bước tiến hành làm lễ tảo mộ

Lễ tạo mộ tại phần lớn vùng miền trên cả nước đều không quá khác biệt. Quy trình làm lễ thường diễn ra theo 5 bước chính.

Bước 1: Dâng hương theo thứ tự vai vế

Các thành viên lần lượt dâng hương trước phần mộ của người đã khuất
Các thành viên lần lượt dâng hương trước phần mộ của người đã khuất

Trong bước đầu tiên, người đến viếng mộ cần dâng hương theo thứ tự vai vế. Trong đó, những người lớn tuổi, có vai vế trong dòng họ hoặc gia đình sẽ là người dâng hương trước. Sau đó mới đến bậc con cháu.

Bước 2: Đặt lễ vật và thắp hương

Sau khi dâng hương, mọi người sẽ bắt đầu đặt lễ vật và thắp hương tại phần mộ của người đã khuất. Việc đặt lễ vật và dâng hương phải thật thành kính.

Bước 3: Đọc văn khấn

Sau bước dâng hương, mọi người hãy chuyển qua bước đọc văn khấn. Người đọc văn khấn nên là người lớn tuổi, có vai vế. Khi đọc văn, tất cả mọi người cần thành tâm, trang nghiêm đọc theo người hướng dẫn.

Bước 4: Dọn dẹp, vệ sinh xung quanh phần mộ

Trong bước này, mọi người cần tiến hành dọn dẹp xung quanh phần mộ. Nếu nước sơn đã cũ, bạn hãy tiến hành sơn lại phần mộ sao cho tươi sáng hơn.

Bước 5: Hóa vàng, thụ lộc

Ở bước cuối cùng trong nghi lễ tảo mộ, mọi người có thể đốt vàng mã. Lưu ý, vàng mã không nên đốt quá nhiều dễ ảnh hưởng đến xung quanh. Thay vào đó, bạn hãy chỉ đốt một lượng vừa phải mà thôi.

Các câu hỏi thường gặp về lễ tảo mộ

Trong quá trình làm lễ tảo mộ, mọi người cần tránh làm những việc gì?

Trả lời: Trong quá trình đi tảo mộ, mọi người không nên làm một số việc sau:

  • Cười đùa vô duyên, to tiếng quát nạt nhau
  • Vô duyên giẫm đạp lên phần mộ của người khác
  • Gọi tên của nhau khi đang thành tâm đọc văn khấn
  • Phá hoại phần mộ của người khác
  • Chửi bới thô tục
  • Chỉ dọn dẹp các mặt xung quanh mà không dọn dẹp phần trước của phần mộ
  • Vô duyên chụp ảnh

Ai không nên đi tảo mộ?

Trả lời: Phụ nữ đang mang bầu hoặc đến kỳ, người đang đau ốm là những người không nên đi tảo mộ.

Thời điểm nào thích hợp tảo mộ nhất?

Trả lời: Thời điểm thích hợp nhất để đi tảo mộ là sau ngày cúng ông Công ông Táo (từ 23 đến 30 tháng chạp). Mọi người nên bố trí thời gian phù hợp để các thành viên tề tựu đông đủ nhất.

Bài viết trên đây vừa chia sẻ ý nghĩa của phong tục tảo mộ ngày Tết. Đây là một nét văn hóa tốt đẹp của người Việt, thể hiện lòng thành kính với người đã khuất. Cho dù cuộc sống bận bịu đến đâu, mọi người vẫn hãy cố gắng duy trì lễ tảo mộ hàng năm

>>> Đọc thêm bài viết liên quan: Tìm hiểu các loại hoa cúng ngày vía thần tài hút tài lộc